Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Bẫy hơi

Showing 25–31 of 31 results

Bẫy hơi (Steam Trap) là thiết bị cơ khí thiết yếu trong các hệ thống hơi nóng công nghiệp, giúp tách nước ngưng tụ và đảm bảo hơi nước khô và tinh khiết khi sử dụng. Bẫy hơi hoạt động bằng cách đóng mở theo chu kỳ để xả nước ngưng tụ, đồng thời giữ hơi nước không bị thoát ra ngoài, từ đó đảm bảo hiệu suất vận hành tối ưu cho toàn hệ thống.

Tầm quan trọng của bẫy hơi trong công nghiệp

Trong các hệ thống hơi nước, bẫy hơi đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó giúp loại bỏ nước ngưng tụ ra khỏi hệ thống, từ đó duy trì sự ổn định và nâng cao hiệu quả truyền nhiệt. Nếu không có bẫy hơi, nước ngưng tụ sẽ gây cản trở quá trình truyền nhiệt, dẫn đến giảm hiệu suất hệ thống, gây hao tổn năng lượng và chi phí.

Ngoài ra, việc lựa chọn bẫy hơi phù hợp không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn bảo vệ các thiết bị trong hệ thống khỏi nguy cơ hư hỏng do hiện tượng thủy kích hay ăn mòn. Bẫy hơi có thể hoạt động ở nhiều mức áp suất, từ chân không cho đến hàng trăm Bar, và được thiết kế phù hợp với nhiều điều kiện làm việc khác nhau trong công nghiệp.

Các loại bẫy hơi phổ biến và nguyên lý hoạt động

Hiện nay, có các loại bẫy hơi chính được sử dụng trong công nghiệp, mỗi loại đều có nguyên lý hoạt động và ưu, nhược điểm riêng:

  1. Bẫy hơi phao: Hoạt động dựa trên nguyên lý lực nâng của nước ngưng tụ để mở van xả nước.
  2. Bẫy hơi nhiệt tĩnh: Sử dụng sự thay đổi trạng thái của chất lỏng hoặc kim loại khi nhiệt độ thay đổi để đóng mở van. Loại này bao gồm bẫy hơi giãn nở chất lỏng và bẫy hơi lưỡng kim.
  3. Bẫy hơi nhiệt động: Dựa vào sự chênh lệch giữa động lực học của hơi nước và nước ngưng tụ để điều khiển van đóng mở. Ví dụ phổ biến là bẫy hơi đồng tiền.

Tiêu chí lựa chọn bẫy hơi phù hợp

Việc lựa chọn bẫy hơi phù hợp là yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống hơi nước. Một số yếu tố cần xem xét khi chọn bẫy hơi bao gồm:

  • Loại bỏ không khí: khi hệ thống khởi động, có khí (air) tồn tại trong hệ thống hơi do hơi được sinh ra từ nước. Trong nước có lẫn khí (air). Khí (air) này không mang năng lượng nhiệt và chiếm một phần không gian trong đường ống hơi. Vì vậy, nó làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt và cần phải loại bỏ nó ra khỏi hệ thống hơi (steam). Hai vị trí ứng dụng chức năng này là: Chức năng xả khí (air vent) của như là một bẫy hơi nhiệt tĩnh bên trong bẫy hơi phao. Chức năng xả khí (air vent) của bẫy hơi nhiệt tĩnh lắp trên cao ở cuối đường ống hơi chính và cuối các nhánh truyền tải hơi.
  • Loại bỏ nước ngưng tụ: Tùy theo ứng dụng cho vị trí nào mà chúng ta chọn đúng loại bẫy hơi phù hợp. Ví dụ bẫy phao được ứng dụng trong các trường hợp sau bộ trao đổi nhiệt tấm, ống. Khi khởi động, bẫy phao có air vent bên trong sẽ xả khí theo ống thoát nước ngưng. Sau đó hơi và nước ngưng đi tới với nhiệt độ cao, air vent sẽ đóng lại, chức năng xả nước của bẫy phao sẽ hoạt động. Nước làm phao nổi lên và van hở để xả nước ngưng liên tục giúp trao đổi nhiệt hiệu quả
  • Tối ưu năng lượng truyền nhiệt: Ngoài ứng dụng xả khí (air vent), bẫy hơi nhiệt tĩnh còn dùng để tận dụng nhiệt của nước ngưng nóng để duy trì nhiệt độ cho lưu chất cần gia nhiệt, để làm giảm lượng hơi tiêu thụ. Ứng dụng này dùng tại các bồn hâm (keep warm), duy trì nhiệt nhiệt độ lưu chất, sản phẩm.

Tính ổn định và độ bền của bẫy hơi

Sự ổn định và độ bền của bẫy hơi là yếu tố then chốt giúp hệ thống vận hành liên tục với chi phí tối thiểu. Bẫy hơi cần được thiết kế để chống lại các tác nhân như hiện tượng búa nước, ăn mòn do chất ngưng tụ và bụi bẩn tích tụ trong quá trình hoạt động. Do đó, việc lựa chọn bẫy hơi cần được thực hiện cẩn thận bởi các kỹ sư giàu kinh nghiệm để đảm bảo tính ổn định và hiệu quả lâu dài cho hệ thống.

Tóm lại, bẫy hơi là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống hơi công nghiệp. Việc lựa chọn đúng loại bẫy hơi không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn bảo vệ hệ thống, tối ưu hóa hiệu suất và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.